Lưu trữ của tác giả: ishrm

Chứng Chỉ Quản Trị Dành Cho Tổ Chức Toàn Cầu EAS GOM G23.0

6
Hoi Nghi Su Kien
Eas Ihrm G23.0

Chứng chỉ

Quản Trị Tổ chức Toàn cầu (EAS GOM G23.0)

Global Organization Management Program G23.0

Chat Luong Va Dang Cap Toan Cau
Tăng Hiệu Quả Thật
Thuc Chat Tu Goc Re
De Thuc Hien 1
Giảm Rủi Ro Cho Tổ Chức
Giam Thoi Gian 0
Giam Chi Phi
Xdth 08

EAS GOM G23.0 dành cho các tổ chức, doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống quản trị và thương hiệu tổ chức đẳng cấp toàn cầu.

Chứng chỉ EAS GOM G23.0 nhằm cung cấp và kiểm định mô hình quản trị tổ chức, bộ máy và nhân sự, quy trình và các tiêu chuẩn quản trị, văn hoá tổ chức và thương hiệu cạnh tranh toàn cầu theo chuẩn EAS IHHRM G23.0.

Eas Ihrm G23.0

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHUẨN EAS GOM G23.0

Doanh nghiệp

Tổ chức Giáo dục

Tổ chức Công

Đối với tổ chức, doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ EAS GOM G23.0 là minh chứng quan trọng cho sự đổi mới, cách mạng và sáng tạo trong quản lý và điều hành. Tiên phong trong công tác Lãnh đạo, tổ chức và sử dụng nguồn lực từ truyền thống đến phi truyền thống.

QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ EAS GOM G23.0

  1. Tư vấn và đánh giá thực trạng
  2. Tập huấn và chuyển giao chuẩn EAS GOM G23.0
  3. Xây dựng thương hiệu và văn hoá theo chuẩn EAS GOM G23.0
  4. Cập nhật thường xuyên

mô hình tổ chức theo chuẩn eas gom g23.0

PHÍ TẬP HUẤN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ EAS GOM G23.0

Mức phí của các tổ chức phải chi trả để được cấp chứng chỉ EAS GOM G23.0 tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm, lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Chứng chỉ EAS GOM G23.0 cấp cho tổ chức có thời hạn 5 năm cho mỗi lần cấp.

CÁC ĐỢT XÉT CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN TRỊ EAS GOM G23.0 CHO TỔ CHỨC

Định kỳ 4 tháng một lần trong năm Hội đồng học thuật của EAS Việt Nam và Viện SHRM sẽ tổ chức tập huấn và xét cấp chứng chỉ cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện theo 03 đợt

Đợt 1: tháng 4    Đợt 2:  tháng 8     Đợt 3: tháng 12

Hội Nghị: Lấy Ý Kiến Đóng Góp Luật Học Tập Suốt Đời Tại Việt Nam

5

Chiều ngày 01 tháng 10 năm 2024 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng BGD& ĐT, Ban tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia đã hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.

Tham dự hội nghị, TS. Bùi Phương Việt Anh – Viện trưởng Viện SHRM, Chuyên gia tư vấn chính sách đã nêu ý kiến làm nổi bật sự cấp thiết cần có luật học tập suốt đời, xin trích một đoạn ý kiến được nhiều đồng thuận: “Luật học tập suốt đời là một đạo luật rất quan trong cho một xã hội văn minh và phát triển bền vững. HTSĐ sẽ vá những lỗ hổng mà Giáo dục chính quy (GDCQ) khó có thể lấp hết những chỗ trống trong phát huy năng lực cá nhân và nguồn lực xã hội. Luật học tập suốt đời (HTSĐ) cần được định vị là một đạo luật trong hệ thống luật của nhà nước và cần phải bao trùm và liên thông với các đạo luật khác để tạo ra một xã hội cũng như một hệ sinh thái giáo dục để người dân cần gì học nấy. Hiện nay, tại Việt Nam việc Đảng, chính phủ nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của đạo luật này thì trước đó chúng ta đã có nhiều chính sách gợi mở những cơ sở cho phát triển hình thành luật HTSĐ hôm nay. Tuy nhiên, việc nhận thức của cá nhân và một số cơ quan dẫn tới việc biến học tập suốt đời từ lĩnh vực chuyển thành loại hình và hình thức học tập nên gây ra nhiều hệ luỵ chưa như kỳ vọng cũng như giảm hiệu quả của việc quảng bá về luật HTSĐ cho phát triển bền vững” Các thành viên đã rất tán thành ý kiến và cùng làm sâu sắc hơn các đề dẫn mà TS. Bùi Phương Việt Anh đã nêu nhằm đóng góp cho sự phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

Ban Truyền Thông Viện SHRM

Toạ Đàm: Ứng Dụng Chuẩn Nhân Lực EAS IHHRM G23.0 Toàn Cầu Trong Xây Dựng Văn Hoá Đại Học Cạnh Tranh Phát Triển Năng Lực Làm Việc Quốc Tế

3

Ngày 16/9/2023 vừa qua, EAS Việt Nam và Viện SHRM đã phối hợp Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội tổ chức buổi toạ đàm quốc tế mang tên “Ứng Dụng Chuẩn Nhân Lực EAS IHHRM G23.0 Toàn Cầu Trong Xây Dựng Văn Hoá Đại Học Cạnh Tranh Phát Triển Năng Lực Làm Việc Quốc Tế”.

1

Tại sự kiện này, TS. Bùi Phương Việt Anh, Viện trưởng Viện SHRM, đã nhấn mạnh rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều thách thức nghiêm trọng cho các quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu. Để tồn tại và phát triển, các trường đại học cần phải thường xuyên cập nhật và xây dựng lại hệ sinh thái đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời thiết kế các chương trình học phù hợp với nhu cầu ngày càng thay đổi của nhà tuyển dụng và yêu cầu công việc hiện đại.

Ban Truyền Thông Viện SHRM

Toạ đàm: Ứng Dụng Chuẩn Nhân Lực EAS IHHRM G23.0 Toàn Cầu

Toa Dam Ueb

Ngày 02/06/2023 vừa qua, EAS Việt Nam cùng Viện SHRM đã phối hợp với Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội tổ chức Tọa đàm:

ỨNG DỤNG CHUẨN NHÂN LỰC EAS IHHRM G23.0 TOÀN CẦU TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẠI HỌC CẠNH TRANH & PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC QUỐC TẾ

Chương trình diễn ra thành công với sự góp mặt của toàn thể Quý thầy cô trong Khoa và các thầy cô đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội; TS. Bùi Phương Việt Anh – Chủ tịch Tổng Giám đốc EAS Việt Nam, Viện trưởng Viện SHRM (Diễn giả chính của chương trình) cùng cán bộ của EAS Việt Nam và các bạn sinh viên.

Buổi toạ đàm đã cùng thảo luận về các nội dung:

– Thông tin về xu hướng giáo dục trong nước và quốc tế;

– Nguyên lý giáo dục, mô hình văn hóa Đại học cạnh tranh;

– Đưa ra mô hình quản trị chất lượng học thuật, đề xuất mô hình ứng dụng;

Ngoài ra Thầy cô và các bạn Sinh viên còn được cung cấp thông tin về chuẩn năng lực việc làm EAS IHHRM G23.0 toàn cầu và các hành vi năng lực G23.0 giúp trang bị nền tảng và khối kiến thức hội nhập toàn diện…

Sự kiện mang đến một tầm mới về sự nhìn nhận các công tác trong xây dựng văn hoá Đại học cạnh tranh theo chuẩn EAS IHHRM G23.0.

Tọa đàm sôi nổi với các phần tương tác từ các Quý Thầy cô, Lãnh đạo các trường ĐH Đại Nam, ĐH Lao động Xã hội, ĐHQGHN:

? Làm sao để hội nhập thành công trong bối cảnh hiện nay? Khi theo một khung chuẩn, các cá nhân, tổ chức, Đại học của Việt Nam có thể cạnh tranh được không?

? Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam hiện nay là gì? Khi xây dựng chương trình đào tạo, tỉ trọng giữa 3 nhóm công cụ, kỹ năng, chuyên môn như thế nào là phù hợp? Đào tạo song bằng có phải là mô hình hiệu quả không?

? Trong 10 tiêu chí văn hóa đại học cạnh tranh, yếu tố nào là then chốt để các trường tạo sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay?

Với năng lực, kinh nghiệm ứng dụng chuẩn EAS IHHRM G23.0 toàn cầu tại mô hình thực tế EAS Việt Nam, TS. Bùi Phương Việt Anh đã chia sẻ thẳng thắn và giải đáp thắc mắc trên của thầy cô.

Buổi Tọa đàm được đánh giá cao về ý nghĩa chương trình và hi vọng rằng trong tương lai EAS Việt Nam sẽ giúp cho nhiều bạn trẻ và công dân của Việt Nam được tiếp cận gần hơn nữa với chuẩn nhân lực EAS IHHRM G23.0 toàn cầu và thành công trong công tác hội nhập nghề nghiệp cũng như cuộc sống.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi toạ đàm chúng ta cùng xem lại:

Ban Truyền Thông Viện SHRM